Chi tiết

ĐÔI ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ YẾN SÀO (PHẦN 2)

  Hot!

Để thử yến giả, có thể dùng thuốc thử tinh bột nhỏ lên, nếu yến giả sẽ có màu xanh, còn yến thật vẫn giữ nguyên màu. Cũng có thể ngâm thử một ít yến vào nước. Tổ yến giả gặp nước sẽ nhão, còn tổ yến thật thì không, từng sợi yến vẫn nguyên vẹn. Một cách nữa là lấy tổ yến cho vào dung dịch iốt...

Cách Phân biệt Yến Sào thật giả

Theo kết quả phân tích của viện Hải dương học Nha Trang, yến sào giả có mùi hôi, khi nấu sôi sẽ tan và có mùi của chất carbonate natri (Na2CO3). Để qua đêm có mùi khó chịu. Yến sào giả thường được làm từ agar tinh bột (rau câu), lòng trắng trứng, Na2CO3 và một số hợp chất chưa rõ nguồn gốc.Độ pH trong yến sào giả chỉ bằng 5, trong khi yến sào thật lên đến 7.


Yến sào thật

Để thử yến giả, có thể dùng thuốc thử tinh bột nhỏ lên, nếu yến giả sẽ có màu xanh, còn yến thật vẫn giữ nguyên màu. Cũng có thể ngâm thử một ít yến vào nước. Tổ yến giả gặp nước sẽ nhão, còn tổ yến thật thì không, từng sợi yến vẫn nguyên vẹn. Một cách nữa là lấy tổ yến cho vào dung dịch iốt


Yến sào giả được làm rất giống hàng thật nhưng chủ yến là Agar, tinh bột...

Một cách nữa là lấy tổ yến cho vào dung dịch iốt, nếu giả sẽ chuyển sang màu xanh. Yến sào thật cầm lên thấy dẻo, bẻ không gãy. Đáy tai yến thường có màu đen sậm. Tổ yến thật có mùi tanh, mùi ẩm mốc. Tổ yến giả có mùi hăng hắc hoặc mùi khác yến thật. Đối với yến huyết, khi nhúng một ít vào nước trà (chè xanh), yến giả sẽ đen sẫm lại. Hoặc khi ngâm trong nước, tổ yến giả nhuộm phẩm màu sẽ bị mất màu, tan trong nước. Còn tổ yến thật dù có đem nấu chín trong nước sôi 100oC vẫn còn nguyên màu sắc.

NHỮNG LƯU Ý KHI DÙNG YẾN SÀO

Lưu ý cách làm sạch tổ yến

Khi làm sạch lông yến, không nên ngâm tổ yến vào nước nóng, vì nước nóng sẽ làm tan yến và làm mất một số chất.

Không nên dùng bất cứ chất gì để tẩy rửa tổ yến, ngoài nước sạch. Nhiều người dùng rượu, dầu ăn…để tẩy rửa. Điều này không cần thiết, và cũng làm yến mất chất, hoặc mất mùi vị. Chỉ cần nước là có thể làm sạch yến. Thời gian ngâm tổ yến không nên quá lâu, ( chừng dưới 4 tiếng). Khi thấy yến tơi ra là được

Lưu ý khi bảo quản tổ yến

Nếu không nấu yến ngay sau khi làm sạch, nên vắt khô yến rồi cho vào tủ lạnh, ngăn mát. Thời gian lưu tổ yến khoảng 1 tuần, nếu muốn lưu lâu hơn, nên bật quạt thổi cho yến thật khô,( tránh phơi nắng) rồi cất vào hộp kín, nơi khô ráo.

Yến là thực phẩm bổ dưỡng, không phải là vị thuốc thần kỳ, nên nếu có yến, chúng ta hãy đem dùng, không nên đem cất giữ từ năm này qua năm khác. Tuy tổ yến có thể lưu giữ rất nhiều năm nếu giữ khô ráo, nhưng nếu để quá lâu, có thể gây mất chất, biến chất. Không nên ăn yến bị nấm mốc…

Lưu ý khi dùng

Khi nào ăn yến cũng rất quan trọng, dù chưa có nghiên cứu, nhưng người ta vẫn cho rằng, lúc ăn yến tốt nhất là buổi tối trước khi đi ngủ. Vì buổi tối, khi ngủ được khoảng 1 giờ thì nồng độ chất nội tiết tố tăng trưởng rất cao, khi đó nếu có nhiều nguyên liệu do thức ăn cung cấp sẽ làm cho cơ thể tận dụng tốt nhất để phát triển.

Ăn yến thường xuyên mới có tác dụng bồi bổ tốt nhất. Nên ăn hàng ngày hoặc cách ngày đều đặn một lượng yến nhỏ thay vì thỉnh thoảng mới ăn một lượng yến lớn. Cách nấu yến tốt nhất là chưng cách thủy, sẽ giữ được các chất của tổ yến.

Dù bạn có chế biến món gì, cũng nên chưng cách thủy tổ yến riêng, rồi mới trộn vào các món là tốt nhất.

Lưu ý về đối tượng dùng yến sào

Ai nên thận trọng khi dùng yến : Bà mẹ mang thai dưới 3 tháng, em bé sơ sinh không nên dùng yến sào. Khi dùng cho các em bé, nên thử từ từ, vì có thể gây dị ứng cho bé. Ngoài ra, theo đông y người có thể trạng đàm thấp, béo mập, da mét, tay chân lạnh, cao huyết áp, thống phong, thường bị đầy bụng, tiêu chảy, lạnh bụng… không nên dùng yến sào

Sưu tầm